5 Cách Xây Dựng Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp
Nếu đã tìm hiểu qua quá trình Marketing của một doanh nghiệp hay nhãn hàng nào đó thì chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về khái niệm bộ nhận diện thương hiệu. Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào đối với mỗi doanh nghiệp?
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu có thể hiểu đơn giản là cách mà một công ty muốn khách hàng cảm nhận về chính doanh nghiệp của mình. Thành phần của bộ bộ nhận diện thương hiệu gồm có:
- Tên
- Logo
- Màu sắc
- Khẩu hiệu
- Font chữ
Tất cả các thành phần này kết hợp và tạo ra những bộ mẫu thiết kế về nhận diện thương hiệu phản ánh giá trị mà công ty đã, đang và sẽ mang đến cho các khách hàng trên thị trường của mình.
Thông thường trong mỗi công ty sẽ có bộ một bộ quy chuẩn hướng dẫn thiết kế tất cả những ấn phẩm liên quan. Người thiết kế mỗi khi thực hiện design sẽ dựa trên các quy chuẩn này để thực hiện bộ nhận diện thương hiệu một cách chính xác nhất.
Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp
Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu vô cùng quan trọng và là yếu tố không thể thiếu trong hành trình phát triển và có chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực đó. Vậy bộ nhận diện thương hiệu có vai trò gì đối với doanh nghiệp.
- Bộ nhận diện thương hiệu khẳng định cho khách hàng hình ảnh đại diện của doanh nghiệp
- Giữ vai trò chủ chốt trong việc lan rộng đưa hình ảnh doanh nghiệp đến gần hơn với thị trường. Từ đó làm tăng số lượng khách hàng tiềm năng tìm đến doanh nghiệp
- Các yếu tố trong bộ nhận dạng thương hiệu như:
- Hình ảnh
- Màu sắc
- Logo
- Slogan
- ….
Sẽ tạo cho khách hàng sự ấn tượng, thu hút nếu bộ nhận diện thương hiệu bộc lộ được nét độc đáo và tin tưởng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở nên có ưu thế hơn trong mắt người nhìn thấy.
Bộ nhận diện thương hiệu có vai trò then chốt trong việc tác động đến tâm lý tin tưởng, gây cảm giác có hứng thú mua sản phẩm/dịch vụ đó của khách hàng.
Tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu
Một nhãn hàng dù lớn hay nhỏ thì khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh đều cần quan tâm tới việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.
Đây là cách giúp khách nhận nhận biết và nhớ về thương hiệu, các sản phẩm của công ty.
Nhận dạng thương hiệu cũng là một trong những phương tiện giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp. Từ đó các hoạt động kinh doanh cũng trở nên hiệu quả và tăng năng suất bán hàng một cách đáng kể.
Nhìn chung, bộ nhận dạng thương hiệu có thể ví như bộ mặt của công ty bạn, là dấu ấn trong lòng khách hàng mỗi khi nhớ tới thương hiệu của mình.
Rất nhiều doanh nghiệp cũng tận dụng điều đó để gửi gắm các thông điệp tốt đẹp hướng tới mọi người.
Và quá trình tạo bản sắc thương hiệu cũng có thể giúp các công ty tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Bạn có thể không biết có một số cách nhất định để bạn nổi bật giữa đám đông cho đến khi bạn chuẩn bị xuất hiện trước mặt họ.
Khi xem xét đối thủ cạnh tranh của mình là gì, bạn có thể biết được đâu là thương hiệu của mình và đâu là của họ để có những đánh giá tích cực nhất.
Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Để có thể xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu hoàn chỉnh với những nét đặc trưng của công ty, bộ phận Marketing cần chú ý tới những bước sau đây
Bước 1: Kiểm toán thương hiệu
Muốn khách hàng biết bạn là ai thì việc đầu tiên là doanh nghiệp cần phải tự xác định vị trí của mình trên thị trường cũng như thấu hiểu khách hàng khi đặt mình là họ. Để làm được điều đó, bạn cần trả lời câu hỏi “Điều gì quan trọng nhất giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh?”.
Hãy tiến hành phân tích nhu cầu thực sự của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Phân tích các đối thủ cạnh tranh thông qua đánh giá trang web, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm,…sẽ giúp bạn biết mình sẽ phải giành thị phần với ai để tìm cách khiến nhận diện thương hiệu của công ty trở nên khác biệt.
Bước 2: Thiết lập các báo cáo và đề xuất giá trị
Để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thành công, doanh nghiệp cần phải biết được giá trị cốt lõi của của mình. Ví dụ như tuyên bố về sứ mệnh và các giá trị, từ đó đề xuất nó tới với người tiêu dùng.
Nền tảng của việc xây dựng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nằm ở một số chiến lược như:
- Thiết lập hệ thống quản lý, tương tác với khách hàng
- Thu thập, phân tích, lựa chọn những thông tin quan trọng để đưa vào thông điệp khi truyền tải tới các đối tượng khách hàng.
Bước 3: Phát triển các yếu tố sáng tạo
Bước tiếp theo trong việc xây dựng nhận dạng thương hiệu chính là tạo ra diện mạo, cảm nhận và tiếng nói chung cho thương hiệu. Đây được coi là bước quan trọng nhất trong qua trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Tất cả những điều này sẽ được thể hiện thông qua các kênh tiếp thị như:
- Logo
- Website
- Phương tiện truyền thông xã hội
- Các loại quảng cáo
- Bao bì sản phẩm
Tiếng nói thương hiệu của bạn sẽ được thể hiện thông qua từng chi tiết như màu sắc, font chữ, logo, phong cách tổng thể của doanh nghiệp. Quan trọng hơn cả, việc bạn phải làm được là tạo điểm nhấn cho tiếng nói thương hiệu một cách đặc biệt, mang tính cộng hưởng với khách hàng.
Bước 4: Chiến lược thiết lập bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận biết thương hiệu là thứ cần được xây dựng theo thời gian. Thực hiện các chiến dịch quảng quá thương hiệu dựa trên sức mạnh của truyền thông xã hội chính là các để đạt hiệu quả cao nhất.
Hãy tận dụng mọi kênh có sẵn trên thị trường như:
- YouTube
Để giao tiếp với các đối tượng khách hàng mục tiêu. Dựa vào đó, phát triển chiến lược Marketing với nội dung là kể các câu chuyện bao hàm những thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải.
Bước 5: Phân tích, hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận dạng thương hiệu là thứ thiết lập giá trị đối với khách hàng nhưng đó lại không phải là thứ nên thay đổi thường xuyên. Để duy trì tính cạnh tranh của mình trên thị trường, doanh nghiệp chỉ cần theo dõi sát sao để hoàn thiện và thay đổi bộ thương hiệu trong trường hợp cần thiết.
Cách đem bộ nhận diện thương hiệu đến với khách hàng
Mỗi thương hiệu đều sở hữu những đặc trưng riêng đối với sản phẩm và dịch vụ của mình. Tuy nhiên nếu bạn muốn mang bộ nhận diện thương hiệu đến gần hơn với khách hàng thì chắc chắn không thể bỏ qua những giải pháp sau đây:
Thiết lập chương trình giới thiệu
Bạn hoàn toàn có thể thấy các logo của các brand lớn xuất hiện ở bất cứ đâu ngoài kia. Từ bảng quảng cáo dọc đường cho đến trên những chiếc xe bus, taxi hay những bảng quảng cáo của các tiệm tạp hóa lớn nhỏ.
Bởi lẽ bộ nhận diện của các thương hiệu lớn được chính brand tăng cường các chương trình quảng cáo giới thiệu ở mọi nơi trên thế giới, những nơi mà con người dễ dàng nhìn thấy được.
Tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng
Ngoài việc tổ chức quảng cáo giới thiệu ở bất cứ nơi nào, thì các doanh nghiệp lớn còn đầu tư một khoản tiền không nhỏ cho việc thúc đẩy khả năng phủ sóng của bộ nhận diện thương hiệu ở trên ti vi, trên các mặt báo giấy, báo mạng,….
Đăng ký xuất hiện trong danh bạ tìm kiếm tại địa phương
Các brand lớn luôn biết tận dụng thế mạnh của mình ở các địa phương, vùng sâu vùng xa để tăng khả năng tiếp cận của mình.
Dễ dàng nhìn thấy là các doanh nghiệp kinh doanh đồ dùng sinh hoạt gia đình hàng ngày. Điều này giúp họ tăng sự uy tín và thúc đẩy khả năng mua hàng của người dân.
Hiện diện mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội
Mạng xã hội đang phủ sóng toàn cầu, số lượng tài khoản mạng xã hội ngày càng tăng một cách chóng mặt.
Trung bình cứ một người sẽ có từ 1-2 tài khoản các mạng xã hội khác nhau thậm chí có người lên đến hàng chục tài khoản.
Biết tận dụng ưu thế này, các doanh nghiệp hoàn toàn dễ dàng đưa bộ nhận diện thương hiệu của mình tiếp cận được đến với người dùng.
Tham gia hoạt động từ thiện
Từ thiện chính là một điểm cộng to lớn cho doanh nghiệp trong việc tạo sự tin cậy đối với khách hàng. Các chuyến đi từ thiện cũng chính là bước đi song song với việc đưa bộ nhận diện thương hiệu lan tỏa khắp nơi.
Đầu tư mạnh vào SEO
Đây hoàn toàn là một khoản đầu tư hợp lý. Việc tìm kiếm thông tin trên internet ngày càng nhiều, đối thủ cạnh tranh ngày một tăng thì việc đầu từ vào SEO là không hề lãng phí. Bên cạnh đó cũng giúp cho bộ nhận diện thương hiệu tiếp cập khách hàng nhiều hơn.
Tận dụng tối đa những mối quan hệ mà bạn đang có
Ở bất cứ ngành nghề nào thì việc dựa vào mối quan hệ cũng cực kỳ quan trọng. Điều này giúp độ tin cậy và uy tín của doanh nghiệp có vị thế vững vàng hơn trong nghề và ngành hàng cũng như giúp giảm thiểu đi đối thủ cạnh tranh.
Tận dụng mối quan hệ cũng chính là phương án “mưa dầm thấm lâu” cho việc đem bộ nhận diện thương hiệu đến với nhiều hoạt động đối tác và khách hàng hơn.
Từ những thông tin có trong bài viết, mong rằng các bạn đã có được cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất về nhận diện thương hiệu, cách xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu. Giờ thì hãy bắt đầu các chiến dịch Marketing riêng cho doanh nghiệp của mình nhé! Hãy theo dõi BMD Solution thường xuyên nhé!
Liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM BMD
Địa chỉ: 51 Thép Mới, Phường 12, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0357 415 495
Email: info@bmd.com.vn
Website: https://bmdsolutions.vn
Phạm Trung Sơn hiện đang là CEO của công ty BMD Solutions có hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành lập trình, tư vấn giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp