Logistics là gì? Những loại dịch vụ Logistics

Phục hồi kinh tế chỉ trong vài tháng ngắn ngủi sau đại dịch Covid-19. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 16%/năm trong khi GDP có dấu hiệu giảm. Logistics dường như đã trở thành một ngành nghề “HOT” mang đến tiềm năng phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. 

Vậy Logistics là gì? Và có những dịch vụ Logistics nào đang phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam? Mời bạn theo chân BMD Solutions tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Mục lục

Tổng quan về dịch vụ Logistics

Dịch vụ logistics là gì?

Dịch vụ Logistics là gì?
Logistics là gì?

Logistics là một hoạt động mang tính chất thương mại trong đó Logistics thực hiện các dịch vụ về giao nhận hàng hóa, vận chuyển các loại hàng hóa đến một nơi cụ thể đã được định trước. 

Bên cạnh đó Logistics còn đảm nhận vai trò là kho bãi cũng như đáp ứng các nhu cầu về nguồn phân phối hàng hóa chính cho các doanh nghiệp lớn nhỏ cùng với việc làm những thủ tục giấy tờ hải quan,…

Logistics có thể bao gồm các hình thức vận chuyển lớn nhỏ thông qua:

Đường bộ bằng những loại xe tải chuyên dụng hoặc xe container loại này thường ứng dụng trong việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến các nhà phân phối hoặc đại lý.

Vận chuyển hàng hóa theo đường biển (bao gồm đường biển trong nước và đường biển ngoài nước) loại này phù hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh lớn hoặc các doanh nghiệp gia công số lượng hàng lớn. 

Đường hàng không (bao gồm đường hàng không trong nước và đường hàng không ngoài nước) loại này phù hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ gửi các sản phẩm mẫu test hoặc các sản phẩm gia công mang tính chất đặc thù như tranh ảnh, phụ kiện, váy áo,…

– Và cuối cùng là hình thức chuyển phát nhanh loại này bao gồm những loại trong nước như giaohangtietkiem, giaohangnhanh và những loại giao theo qua nước ngoài như DHL, UPS,…. loại này phù hợp với những người dùng là cá nhân gửi những mặt hàng quần áo, nội thất gia đình, bánh kẹo,…

Từ những điều đó, ta có thể hiểu Logistics là tổng hợp tất cả các quá trình liên quan đến vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác theo các hình thức vận chuyển từ đường bộ, đến đường biển và đường hàng không và đôi khi Logistics còn có thể vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. 

Đặc điểm của dịch vụ Logistics

Đặc điểm của dịch vụ Logistics 
Đặc điểm của dịch vụ Logistics

Từ năm 2005 Luật thương mại đã có những quy định nhằm điều phối và quản lý dịch vụ Logistics. Có thể nhận thấy các đặc điểm chính của Logistics là:

  • Do thương nhân thực hiện (phải đăng ký kinh doanh, đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành theo quy định);
  • Là dịch vụ có tính hoàn thiện cao nhất (bao trùm cả một dây chuyền cung ứng vận tải ở tất cả các khâu);
  • Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế thị trường;
  • Được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, thể hiện vào trong hợp đồng Logistics.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics

Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics là điều cơ bản đầu tiên cần nắm khi bạn muốn khởi nghiệp. Cơ sở pháp lý của nó là Luật thương mại 2005 và Nghị định 163/2017/NĐ-CP năm 2017. Theo khoản 1 và khoản 2 điều 4 của Nghị định quy định:

  • Đầu tiên, phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền;
  • Thứ hai, phải kinh doanh một trong các dịch vụ được quy định tại điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP;
  • Thứ ba, phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ được lựa chọn;
  • Thứ tư, thương nhân phải tuân thủ thêm các quy định về thương mại điện tử nếu họ thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, thì phải tuân thủ thêm các quy định về thương mại điện tử.

Điều kiện thành lập công ty Logistics

Điều kiện để thành lập công ty Logistics
Điều kiện để thành lập công ty Logistics
  • Thứ nhất, doanh nghiệp phải được trang bị đầy đủ về mặt thiết bị và nhân công. Đồng thời có giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ Logistics hợp lệ;
  • Thứ hai, đối với các trường hợp đăng ký lĩnh vực liên quan đến vận tải hàng hóa thì doanh nghiệp phải có giấy phép hoạt động. Chúng được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực đó;
  • Thứ ba, nếu là chủ đầu tư nước ngoài đầu tư cho việc thành lập doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam thì cần góp vốn đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật thương mại, các văn bản pháp luật có liên quan.

Nếu đã đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và điều kiện thành lập công ty Logistics, bạn có thể tiến hành theo các bước sau để hoàn tất quá trình thành lập:

Giai đoạn 1: Trước khi thành lập công ty

Trong bước này, việc cơ bản nhất là lựa chọn tên cho công ty. Có thể lựa chọn giữa các loại hình là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh,… Đồng thời quyết định địa chỉ, các thông tin liên lạc cần thiết và chuẩn bị vốn theo quy định.

Giai đoạn 2: Trong quá trình đăng ký mở doanh nghiệp Logistics.

Bạn làm hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư và nộp cho Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Tiếp đến là làm hồ sơ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty Logistics.

Giai đoạn 3: Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty Logistics

Bạn tiến hành công khai các thông tin tại Cổng thông tin quốc gia. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính và tiến hành hoạt động kinh doanh.

Phân loại dịch vụ logistics hàng đầu được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam

Những loại dịch vụ Logistics hàng đầu
Những loại dịch vụ Logistics hàng đầu

Dịch vụ giao nhận hàng hóa

Yếu tố làm nên thành công của hoạt động giao nhận hàng hóa tại Việt Nam là nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử. Chỉ với một ứng dụng thương mại điện tử thôi đã mang đến doanh số lên đến 12 tỷ USD/năm, điều này cho thấy sức mua sắm của người dùng mỗi ngày một tăng lên đáng kể. Cũng từ điều này, mà hoạt động về thị trường dịch vụ tại Việt Nam tăng trưởng rất mạnh mẽ. 

Cụ thể, tổng giá trị cho dịch vụ giao nhận tại Việt Nam đã đạt mốc 0,71 tỷ USD và sẽ còn tăng trưởng vượt bậc trong tương lai

Dịch vụ vận tải hàng hóa: 

Là một trong những cầu nối quan trọng trong ngành Logistics tại Việt Nam dịch vụ vận tải hàng hóa đang trở thành một trong những dịch vụ quan trọng nhất đóng vai trò lớn trong việc giúp doanh nghiệp đưa các sản phẩm kinh doanh đến tay người tiêu dùng, các đối tác và các vùng đất trên mọi miền tổ quốc. 

Theo báo cáo ngành Logistics quý 3 năm 2022 đã công bố, ngành vận tải hàng hóa đạt trên 1,300 triệu tấn tương đương tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Dù trong thời gian vừa qua ngành Logistics chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng với mức tăng trưởng như hiện tại dịch vụ vận tải hàng hóa đã có những bước phục hồi tích cực. 

Các dịch vụ của công ty Logistics trong việc khai thác cảng 

Hoạt động về tình hình khai thác cảng tại thị trường Việt Nam đã mang đến chuỗi giá trị quan trọng cho ngành Logistics. Số lượng Container được xuất cảng biển ước tính đặt mức 17,059 triệu TEUs ( TEUs là đơn vị đo lường thường được sử dụng trong ngành vận tải đường biển) 

Có thể nói, cảng biển là yếu tố cần thiết và được xem là có vai trò tiên quyết trong ngành Logistics tại Việt Nam. Thông qua việc khai thác cảng đạt hiệu quả, quốc gia có thể khẳng định năng lực cạnh tranh tiềm lực kinh tế quốc gia. 

Về dịch vụ cảng biển sẽ thành các hệ thống từ xếp dỡ Container, phục vụ hàng quá cảnh, lưu kho, và liên kết với các hàng vận tải nội địa 

Dịch vụ vận chuyển đường hàng không

Với ưu điểm tính cao toàn cao nhờ hệ thống giám sát an ninh chặt chẽ cùng thời gian vận chuyển nhanh chóng. (Gửi hàng từ Việt Nam sang Mỹ chỉ mất khoảng thời gian từ 4-6 ngày). Vận chuyển hàng không là một trong những dịch vụ được đa phần người dùng cá nhân sử dụng khi gửi hàng nội địa hoặc hàng quốc tế. 

Vận chuyển hàng không được xem là an toàn và nhanh chóng hơn so với các dịch vụ vận tải khác tuy nhiên cũng vì tính an toàn cao nên loại hình vận chuyện này cũng khá kén chọn mặt hàng. Nhằm đảm bảo các yếu tố an toàn khi bay. 

Các dịch vụ vận chuyển liên quan đến đường hàng không thường phù hợp với hình thức chuyển phát nhanh quốc tế vì các sản phẩm được gửi qua hình thức này thường là gửi cho cá nhân và số lượng tương đối ích. 

Ứng dụng về dịch vụ Logistics:

Tính ứng dụng về dịch vụ Logistics_ 
Tính ứng dụng về dịch vụ Logistics_

Có thể nói, Logistics dịch vụ là một ngành công nghiệp quan trọng đảm nhận vai trò vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa từ nguồn gốc đến đích cuối cùng. Dưới đây là một số ứng dụng về các loại dịch vụ logistics, ví dụ về dịch vụ logistics và các doanh nghiệp tại Việt Nam đang áp dụng mô hình này:

Vận chuyển hàng hóa

Một dịch vụ quan trọng trong logistics là vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Ví dụ về doanh nghiệp thực hiện dịch vụ này là Vietnam Airlines Cargo, một phần của Vietnam Airlines. Họ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa thông qua đường hàng không, kết nối Việt Nam với các điểm trên thế giới và ngược lại.

Dịch vụ kho bãi

Các doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ kho bãi để lưu trữ hàng hóa tạm thời. Ví dụ, Tân Cảng – Công ty cổ phần Tân Cảng Sài Gòn là một trong những doanh nghiệp logistics hàng đầu tại Việt Nam và có nhiều kho bãi rộng lớn tại các cảng biển và khu công nghiệp. Họ cung cấp dịch vụ lưu trữ, quản lý và phân phối hàng hóa cho các khách hàng.

Quản lý chuỗi cung ứng

Các doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng để tối ưu hóa quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ. Một ví dụ là Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải Đường sắt (Ratracom) tại Việt Nam. Họ cung cấp dịch vụ quản lý và vận hành chuỗi cung ứng hàng hóa bằng đường sắt, bao gồm vận chuyển hàng hóa, lưu trữ và phân phối.

Dịch vụ giao hàng cuối cùng

Các doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ giao hàng cuối cùng (last-mile delivery) để đưa hàng hóa từ trung tâm phân phối đến người tiêu dùng. Một ví dụ là GrabExpress, một dịch vụ giao hàng nhanh qua mạng lưới xe máy của Grab tại Việt Nam. Họ cung cấp dịch vụ giao hàng hàng ngày cho các mặt hàng như thực phẩm, đồ điện tử, đồ ăn nhanh và nhiều loại hàng hóa khác.

Dịch vụ khách hàng Logistics

Dịch vụ khách hàng của Logistics 
Dịch vụ khách hàng của Logistics

Có thể nói, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, với các doanh nghiệp Logistics thì yếu tố về dịch vụ khách hàng càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Dịch vụ khách hàng tại các công ty Logistics sẽ giúp doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn thông qua việc cung cấp chính xác thông tin đơn hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh như thuế, hàng gửi, hải quan,… để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Nhóm khách hàng cá nhân cần sử dụng dịch vụ Logistics

Người dùng cá nhân mua sắm trực tuyến

Người dùng cá nhân thường mua hàng hóa từ các trang web thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, và cần dịch vụ logistics để vận chuyển hàng hóa từ người bán đến địa chỉ nhận hàng của mình.

Người cần vận chuyển hàng hóa cá nhân

Đây là những người có nhu cầu vận chuyển hàng hóa cá nhân như chuyển nhà, gửi quà tặng, chuyển đồ đạc, hoặc vận chuyển hàng hóa cá nhân đến địa điểm khác.

Người sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh

Khách hàng cá nhân có thể sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để gửi tài liệu, bưu kiện quan trọng, hoặc hàng hóa nhỏ đến địa chỉ mục tiêu trong thời gian ngắn.

Người gửi hàng hóa quốc tế

Người cá nhân cần gửi hàng hóa quốc tế cũng có thể sử dụng dịch vụ logistics để vận chuyển hàng từ quốc gia này đến quốc gia khác.

Người có nhu cầu di chuyển xe máy, ô tô: Có những dịch vụ logistics chuyên vận chuyển xe máy, ô tô cho khách hàng cá nhân khi họ di chuyển hoặc chuyển đổi địa điểm sinh sống.

Nhóm khách hàng doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ Logistics

Nhà sản xuất và xuất khẩu

Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam cần dịch vụ logistics để vận chuyển hàng hóa đến các thị trường xuất khẩu.

Các doanh nghiệp thương mại điện tử

Các nền tảng thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada cần dịch vụ logistics để quản lý và vận chuyển hàng hóa từ kho lưu trữ đến người mua hàng.

Các nhà bán lẻ

Các chuỗi siêu thị và cửa hàng bán lẻ cần dịch vụ logistics để quản lý kho hàng và phân phối hàng hóa đến cửa hàng.

Các công ty vận tải và giao nhận

Các công ty như Gemadept, Vinafco, Transimex cung cấp dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa cho khách hàng từ các ngành công nghiệp khác nhau.

Khách hàng cá nhân

Các cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa cá nhân, chẳng hạn như chuyển nhà, gửi quà tặng, cũng cần sử dụng dịch vụ logistics. Các công ty vận chuyển như Viettel Post, VNPost, EMS đáp ứng nhu cầu này.

Phương pháp quản lý các dịch vụ logistics hiệu quả

Phương pháp quản lý các dịch vụ logistics hiệu quả
Phương pháp quản lý các dịch vụ logistics hiệu quả

Để quản lý các dịch vụ logistics hiệu quả, có thể áp dụng các phương pháp và tiến trình sau đây:

Quy trình và tiêu chuẩn hoạt động: Thiết lập quy trình và tiêu chuẩn hoạt động rõ ràng và chi tiết cho mỗi dịch vụ Logistics. Điều này bao gồm việc xác định các bước cần thiết từ khi nhận đơn hàng, vận chuyển, lưu trữ, đến phân phối. Việc thiết lập quy trình và tiêu chuẩn giúp tăng tính nhất quán, hiệu quả và chất lượng của dịch vụ.

Sử dụng công nghệ thông tin

Áp dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý Logistics để tăng cường quản lý, theo dõi và kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa. Các phần mềm quản lý Logistics và ứng dụng giao hàng Logistics giúp cải thiện khả năng định vị, theo dõi, giao nhận và quản lý hàng hóa, tăng tính chính xác và đáng tin cậy.

Tối ưu hóa tài nguyên

Quản lý tài nguyên như xe cộ, kho bãi và nhân lực một cách hiệu quả. Sử dụng phân tích dữ liệu và công nghệ để tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển, phân bổ tài nguyên và tối đa hóa sự sử dụng của chúng.

Cải thiện quá trình giao tiếp

Xây dựng một hệ thống giao tiếp hiệu quả giữa các bộ phận trong quá trình logistics như bộ phận vận chuyển, kho bãi, bộ phận quản lý và khách hàng. Việc truyền thông tin một cách chính xác, kịp thời và đồng bộ giữa các bên giúp giảm thiểu sai sót và tăng khả năng phản ứng nhanh chóng trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.

Đối tác hợp tác

Xây dựng mạng lưới đối tác đáng tin cậy và hiệu quả. Hợp tác với các đối tác vận chuyển, nhà cung cấp kho bãi và các đối tác logistics khác để đảm bảo dịch vụ được cung cấp đúng hẹn và đạt chất lượng cao.

Đối với việc điều hướng đến phát triển phần mềm quản lý logistics hoặc ứng dụng giao hàng Logistics, có thể xây dựng các tính năng như quản lý đơn hàng, theo dõi vị trí hàng hóa, giao diện đặt hàng trực tuyến, tích hợp thanh toán, quản lý kho bãi, và phân tích dữ liệu để cải thiện hiệu quả vận hành.

Các doanh nghiệp Logistics và các công ty công nghệ đang phát triển và cung cấp các phần mềm quản lý logistics và ứng dụng giao hàng logistics tại Việt Nam như Giaohangtietkiem, GHN (Giao Hàng Nhanh), Shipchung, OnPoint, LogiNext, Gmadept, VnPost, EMS, và nhiều hơn nữa.

Tầm quan trọng của ứng dụng quản lý Logistics đối với doanh nghiệp

Tầm quan trọng của ứng dụng quản lý Logistics đối với doanh nghiệp 
Tầm quan trọng của ứng dụng quản lý Logistics đối với doanh nghiệp

Phát triển phần mềm quản lý logistics và ứng dụng giao hàng logistics đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp logistics vì nhiều lý do sau:

Tăng hiệu quả vận hành

Phần mềm quản lý logistics và ứng dụng giao hàng logistics giúp tối ưu quy trình vận hành, từ việc xử lý đơn hàng, quản lý kho bãi, định vị vị trí hàng hóa, theo dõi giao hàng đến việc quản lý tài nguyên và lộ trình vận chuyển. Điều này giúp cải thiện hiệu quả vận hành và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cải thiện chất lượng dịch vụ

Phát triển app giao hàng giúp đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và kịp thời trong việc giao hàng và quản lý hàng hóa. Điều này tạo niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và danh tiếng tốt.

Quản lý tài nguyên hiệu quả

Phần mềm quản lý logistics giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên như xe cộ, kho bãi và nhân lực. Bằng cách phân tích dữ liệu và quản lý thông tin, doanh nghiệp có thể tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực và giảm thiểu lãng phí.

Tăng tính minh bạch và theo dõi

Phần mềm quản lý logistics và ứng dụng giao hàng logistics giúp doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa một cách chi tiết. Điều này mang lại tính minh bạch và cho phép quản lý có cái nhìn toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

Top 5 Phần Mềm Quản Lý Vận Chuyển Logistics tốt nhất hiện nay

Bí quyết quản lý nhân viên giao hàng hiệu quả 

Công ty phát triển phần mềm Logistics hàng đầu tại Việt Nam

Công ty phát triển phần mềm Logistics hàng đầu tại Việt Nam 
Công ty phát triển phần mềm Logistics hàng đầu tại Việt Nam

Với những thông tin mà BMD Solutions vừa chia sẻ chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về Logistics là gì? Cũng như những tính năng, tầm quan trọng và lợi ích của doanh nghiệp khi phát triển loại công nghệ này tại thị trường Việt Nam.

Theo đó, nếu bạn có nhu cầu về gia công phần mềm Logistics, thiết kế app giao hàng online thì đừng ngần tại tìm đến BMD Solutions. BMD là một trong những công ty phần mềm cung cấp giải pháp quản lý Logistics toàn diện cho các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm và lập trình ứng dụng theo yêu cầu. BMD có thể phát triển cho bạn mọi tính năng theo yêu cầu như quản lý đơn hàng, quản lý kho bãi, quản lý vận tải, theo dõi vị trí hàng hóa, quản lý nhân viên và tài chính,….

Hãy liên hệ với BMD Solutions, tại đây chúng tôi có thể mang đến cho bạn những sản phẩm công nghệ với các lợi ích cụ thể như sau:

  • Bảo hành tính năng lỗi và lỗi phần mềm lên 24/7 thời gian 12 tháng. 
  • Chứng nhận thiết kế độc quyền app, độc quyền về nhận diện thương hiệu 
  • Thời gian thiết kế nhanh chóng, hoàn thiện sản phẩm đúng ngày. 
  • Thời gian hoàn thành sản phẩm được chia thành 3 giai đoạn giúp khách hàng có tiếp cận sản phẩm từ những giai đoạn đầu tiên.

Với phương châm, khẳng định năng lực bằng những sản phẩm có giá trị và tính ứng dụng cao. Chúng tôi luôn đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đảm bảo các yếu tố: 

  • Về hình thức/ giao diện: thân thiện với người dùng nhờ những thiết kế chuẩn UX/UI
  • Sử dụng các công nghệ mới và ổn định nhất hiện nay: React Native, Note Js, Vue Js,…
  • Tích hợp AI xử lý các vấn đề về quy trình làm việc

Bằng tất cả sự chu đáo và chuyên nghiệp trong từng khâu phục vụ. Chần chờ gì mà không liên hệ ngay với BMD Solutions, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình phát triển doanh nghiệp dựa trên ứng dụng mới mẻ của công nghệ hiện đại. 

Tạm kết

Vậy là chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về dịch vụ Logistics. Hy vọng những chia sẻ của BMD Solutions sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình dịch vụ siêu tiện lợi này.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu về gia công phần mềm, lập trình app mobile ở bất kỳ lĩnh vực nào đều có thể liên hệ với BMD Solutions để được phát triển phần mềm theo yêu cầu.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM BMD

Địa chỉ: 51 Thép Mới, Phường 12, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0357 415 495

Email: info@bmd.com.vn

Website: https://bmdsolutions.vn