Hệ thống quản lý học tập (LMS) là gì

LMS đang là giải pháp hữu hiệu nhất được áp dụng cho các doanh nghiệp cần đào tạo nhân sự dự bị, trung tâm giáo dục. LMS giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng, hoàn thành nhiệm vụ  việc truyền đạt kiến thức, nội dung liên quan với ít nỗ lực hơn nhưng hiệu quả lại tốt hơn. Vậy LMS là gì? Liệu doanh nghiệp, công ty, trung tâm đào tạo nào có thể ứng dụng hệ thống quản trị LMS?

LMS là gì?

Learning Management System là gì?
Learning Management System là gì?

LMS (Learning Management System) là hệ thống quản trị đào tạo, quản lý việc học trực tuyến, giúp vận hành hệ thống các tài liệu, hướng dẫn bài học, theo dõi học viên. LMS có thể ứng dụng vào phần mềm hoặc ứng dụng để hỗ trợ việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức, đào tạo nhân sự dự bị.

Sự ra đời của LMS đã mở ra một giải pháp giáo dục mới với ít nỗ lực hơn nhưng lại đạt hiệu quả bất ngờ.

Ưu điểm LMS khi ứng dụng

LMS có nhiều ưu điểm, mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ví dụ như:

  • LMS cho phép tổ chức và quản lý các khóa học trực tuyến một cách hiệu quả, giảm thiểu việc tốn thời gian và chi phí cho việc tổ chức các lớp học truyền thống.
  • Học viên có thể truy cập nội dung học tập từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, bất cứ lúc nào. Không bị các giới hạn về thời gian, vị trí địa lý cản trở.
  • LMS cũng có khả năng tùy biến, có thể truyền đạt kiến thức dưới nhiều dạng thức khác nhau. Vậy nên tùy nhu cầu và khả năng sáng tạo, LMS sẽ được thiết kế sao cho phù hợp nhất với người học và cách vận hành của tổ chức.
  • LMS cũng có thể tích hợp các công cụ tương tác, chia sẻ thông tin, trò chuyện,.. giúp giảng viên và học viên tương tác và trao đổi thông tin, tăng mức độ hiệu quả cho nội dung được truyền đạt.
  • Và rất nhiều ưu điểm khác nữa nếu lựa chọn LMS thiết kế theo yêu cầu.

Phân loại LMS

Phần mềm LMS thiết kế theo yêu cầu

LMS thiết kế theo yêu cầu được xây dựng dựa trên yêu cầu cụ thể của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

  • Ưu điểm: Được thiết kế hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và quy trình học tập của tổ chức, nhà trường. LMS có thể cung cấp một trải nghiệm học tập tối ưu hơn so với những giải pháp có sẵn miễn phí khác. Sử dụng LMS thiết kế riêng cũng đảm bảo an toàn hơn cho người dùng và toàn bộ hệ thống.
  • Nhược điểm: LMS thiết kế theo yêu cầu thường cần sự nghiêm túc trong đầu tư. Bao gồm cần thời gian thiết kế và vận hành, nguồn lực có khả năng thiết kế thành công LMS, cần tiền bạc,…

LMS mã nguồn mở

LMS mã nguồn mở là hệ thống LMS mà mã nguồn được công khai. LMS mã nguồn mở có thể được sửa đổi, tùy chỉnh và phát triển các tính năng mới phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.

  • Ưu điểm: Thường được sử dụng miễn phí hoặc có thể đăng ký gói trả phí để sử dụng nhiều tính năng hơn. Nhưng với những nhu cầu cơ bản nhất, sử dụng LMS mã nguồn mở cũng đủ hoàn thành bài học và giúp tiết kiệm chi phí. LMS loại này cũng khá dễ sử dụng và đăng ký tài khoản, cài đặt
  • Nhược điểm: LMS mã nguồn mở thường được thiết kế kém hiệu quả, vận hành bởi đơn vị kém uy tín có thể ảnh hưởng đến tính năng bảo mật, gây nguy hiểm cho thông tin người dùng. Một số loại LMS mã nguồn mở không đáp ứng được nhu cầu người dùng, không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì cấu trúc thiết kế quá đơn giản.

Cấu trúc hệ thống LMS

LMS được cấu tạo bởi 2 phần không thể tách rời. Bao gồm:

Thành phần công nghệ

  • Quản lý khóa học: LMS cho phép người quản lý tạo, chỉnh sửa và quản lý các khóa học với thao tác cơ bản như: chuẩn bị bài kiểm tra, lên lịch trình cho mỗi khóa học. LMS cũng được thiết kế cho phép quản lý tải lên, tổ chức và quản lý nội dung học tập dưới nhiều dạng khác nhau như tài liệu, bài giảng, video,…
  • Quản lý tiến độ học tập: LMS cho phép giáo viên và học viên theo dõi tiến độ phát triển của học viên từ khi tham gia khóa học. Điều này giúp đánh giá trực quan hiệu quả để học viên và giáo viên cùng nhau cải thiện bài giảng, cách tiếp cận kiến thức.
  • Kiểm tra và đánh giá: Theo dõi tiến độ học vẫn chưa đủ, LMS cho phép tạo các bài kiểm tra trực tuyến và thi để đánh giá kiến thức của học viên một cách hiệu quả. Kết quả đánh giá có thể được tự động hoặc thủ công đánh giá tùy theo hình thức thi.
  • Quản lý tài khoản học viên đăng ký: Hệ thống LMS cho phép người chủ quản lý dễ dàng thêm, xóa, phân loại danh sách người dùng.
  • Báo cáo hiệu quả và các chỉ số học viên: Hệ thống LMS được thiết kế tự động thu thập dữ liệu về hoạt động học tập của học viên và cung cấp báo cáo về tiến độ, kết quả kiểm tra. Người quản lý có thể xuất báo cáo bất cứ lúc nào với nhiều tùy chọn lọc nội dung muốn xuất báo cáo.

Thành phần giao diện người dùng

  • Giao diện: LMS cung cấp giao diện học tập và làm kiểm tra trực tuyến thông minh với nhiều tiện ích. Giao diện sẽ được thiết kế thông minh, đáp ứng yêu cầu về độ thân thiện, chuẩn UX/UI, dễ sử dụng,..
  • Tương tác giữa học viên và người dạy hoặc người kiểm tra chất lượng: Ví dụ như người dùng có thể thảo luận trực tuyến, trao đổi tin nhắn, phản hồi các câu hỏi và trả nhanh chóng.
  • Tích hợp và mở rộng: LMS thường có khả năng tích hợp với các ứng dụng và công cụ học tập khác.

Đối tượng phù hợp nên ứng dụng LMS

Thực tế, mọi cá nhân hay tổ chức hoạt động liên quan đến giáo dục, truyền đạt kiến thức đều có thể ứng dụng LMS trong hệ thống quản lý của mình. Cụ thể một số đối tượng rất phù hợp để ứng dụng LMS:

  • Trường học ở cấp tiểu học, trung học, đại học và các tổ chức giáo dục có thể sử dụng LMS để truyền đạt kiến thức cho học sinh và sinh viên.
  • Các doanh nghiệp sử dụng LMS để cung cấp chương trình đào tạo và học tập trực tuyến cho nhân viên hoặc truyền đạt kiến thức , quy trình cho đối tác kinh doanh.
  • Các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Cách lựa chọn LMS phù hợp

Một số lưu ý để lựa chọn hệ thống LMS phù hợp, hoạt động hiệu quả:

  • Xem xét tình hình thực tế doanh nghiệp, đơn vị giảng dạy về: Số lượng nhân viên, số lượng chi nhánh thực tế, mức độ nhu cầu tổ chức đào tạo,…từ đó sẽ xác định rõ mục tiêu và nhu cầu của việc triển khai hệ thống.
  • Cần tích hợp các tính năng nào trong một LMS.
  • Nghiên cứu và so sánh các LMS có sẵn. Nếu LMS sẵn có không đáp ứng được, có thể tìm đến phương án thuê công ty gia công LMS theo yêu cầu.
  • LMS phải tương thích thiết bị. Phải phù hợp với khả năng người sử dụng để thao tác dễ dàng (bao gồm ngôn ngữ, màu sắc, ký hiệu,..được sử dụng).

Quy trình thiết kế, gia công LMS tại BMD Solutions

BMS Solutions chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ, gia công phần mềm, ứng dụng phục vụ các nhân, doanh nghiệp mong muốn dịch chuyển lên không gian mạng để hoạt động hiệu quả hơn.

Khách hàng cần gia công một hệ thống LMS sẽ được nhân viên tư vấn, thông tin về quy trình làm việc trước khi ký hợp đồng. Quy trình cơ bản gồm:

  • Tiếp nhận thông tin khách hàng, tư vấn, hẹn gặp trực tiếp và ký hợp đồng giao dịch.
  • Thiết kế database
  • Khách hàng xem và duyệt
  • Lập trình phát triển hệ thống LMS để cho ra bản test 2 bên cùng giữ
  • Build bản chính thức
  • Hoàn thành và kiểm thử hoạt động trong 15 ngày.
  • Bàn giao toàn bộ cho khách và chuyển sang giai đoạn bảo hành.

Để hiểu thực tế cụ thể LMS là gì, khách hàng có thể liên hệ BMS Solutions để được tư vấn miễn phí. Nếu có các khúc mắt, lo ngại khiến khách hàng chần chừ chưa quyết định được có nên đặt làm hệ thống LMS để đưa vào vận hành hay không – BMD sẽ giải đáp toàn bộ, đưa ra các câu trả lời và giải pháp tương ứng với khó khăn mà khách hàng đang gặp phải. Cam kết phục vụ với sứ mệnh tận hiến vì khách hàng, đưa công ty Việt dịch chuyển cùng sự phát triển của thời đại.