Lập Trình Đa Nền Tảng Là Gì? Những Điều “Bạn Cần Biết”

Một ứng dụng được tạo ra luôn nhắm đến hai mục tiêu: chất lượng và khách hàng. Bên cạnh việc cam kết đảm bảo chất lượng trên thị trường thì việc thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt chính là yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên, mỗi khách hàng lại sử dụng một nền tảng khác nhau, vậy đâu là giải pháp để tiếp cận tối đa? Câu trả lời chính là lập trình đa nền tảng! Trong bài viết này BMD Solutions sẽ phân tích cho bạn đọc về ứng dụng đa nền tảng là gì? cũng như những ưu nhược điểm của loại ứng dụng này.

Lập trình đa nền tảng là gì?

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, khi bạn phục vụ cho các đối tượng sử dụng nhiều nền tảng khác nhau đến từ iOS, Android hay Windows Phone, bạn cần phải tạo ra các ứng dụng đa nền tảng (cross-platform hay multi-platform).

Lập trình đa nền tảng là gì

Đa nền tảng là một thuật ngữ để chỉ các phần mềm hay phương thức điện toán được vận hành cùng nhau trên nhiều nền tảng. Như vậy, một phần mềm được gọi là đa nền tảng khi và chỉ khi nó có khả năng hoạt động trên nhiều hơn một hệ điều hành hay kiến trúc máy tính. Hiện nay có khá nhiều loại phần mềm đa nền tảng khác nhau được tạo ra nhưng nhìn chung chúng ta có thể phân chúng thành 2 loại chính là:

  • Loại phần mềm có thể trực tiếp chạy trên bất cứ nền tảng nào mà không cần đến các bước biên dịch/ thông dịch. Để làm được điều này, các lập trình viên cần viết phần mềm bằng một loại ngôn ngữ thông dịch hoặc đã dịch phần mềm trước sang mã bytecode…
  • Phần mềm đa nền tảng còn lại đơn giản, dễ thiết kế hơn. Tuy nhiên nó yêu cầu có thêm bước thiết kế hoặc biên dịch từng phiên bản cho mỗi nền tảng mà nó hỗ trợ.

Mỗi loại phần mềm đều có ưu nhược điểm riêng phụ thuộc vào mục đích của người dùng. Tuy nhiên, tất cả các phần mềm đa nền tảng trên thị trường đều có một điểm chung là nó có thể chạy trên các nền tảng khác nhau nhưng không thể tự động làm việc trên tất cả kiến trúc mà hệ điều hành đó hỗ trợ. Ví dụ như một phần mềm viết bằng ngôn ngữ C++ không có nghĩa là phần mềm này có thể chạy được trên tất cả các hệ điều hành hỗ trợ ngôn ngữ C++.

Ưu điểm

Xu hướng lập trình đa nền tảng đã lan rộng ra toàn thế giới bởi nó mang đến nhiều tiện ích nổi bật, một số có thể kể đến như:

Dễ dàng tiếp cận khách hàng

Lợi ích đầu tiên mà ai cũng có thể nhận thấy đó chính là lập trình mobile đa nền tảng giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng và nhanh chóng mở rộng thị trường. Ứng dụng của bạn có thể hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau đồng nghĩa với việc độ phủ sóng đang ngày càng mở rộng. Và như thế, không khó để tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Ưu điểm
Ứng dụng đa nền tảng sẽ giúp tiếp cận người dùng sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau

Bên cạnh đó, khi sở hữu các ứng dụng đa nền tảng, bạn sẽ thuận tiện trong việc marketing thương hiệu/ sản phẩm trên các phương tiện truyền thông khác nhau.

Công ty phát triển ứng dụng đa nền tảng

BMD Solutions chúng tôi là một công ty chuyên thiết kế ứng dụng di dộng, và gia công phần mềm theo yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi có thể giúp các doanh nghiệp tạo ra những ứng dụng sử dụng được trên nhiều hệ điều hành khác nhau, tương thích với mọi thiết bị di động. Đến với chúng tôi bạn sẽ được tự vấn đưa ra giải pháp tối ưu nhất nhằm tạo ra ứng dụng hoàn hảo và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp của bạn. Đồng thời hỗ trợ thay đổi giao diện, tính năng của ứng dụng cho đến khi khách hàng hài lòng. Chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành dự dán đúng thời hạn và hỗ trợ khắc phục sự cố trọn đời. Hãy liên hệ Hotline: 0357 415 495 để được tư vấn giải pháp!

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Thay vì phải tốn nhiều nhân lực và thời gian trong việc tạo ra nhiều ứng dụng cho các hệ điều hành khác nhau thì giờ đây bạn chỉ cần viết code một lần – quản lý tập trung cho ứng dụng của mình trên tất cả các nền tảng. Không những thế, việc tự do tiếp thị trên các phương tiện truyền thông cũng giúp bạn giảm thiểu chi phí quảng cáo.

Ưu điểm của phát triển ứng dụng đa nền tảng

Sử dụng công nghệ lập trình cao

Trong khi lập trình đa nền tảng, bạn có thể sử dụng các công nghệ lập trình tiên tiến để nâng cao trải nghiệm người dùng cũng như tăng độ mượt mà cho ứng dụng. Bên cạnh đó thì bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng các công nghệ cũ, quen thuộc để viết phần mềm đa nền tảng. Ví dụ như với Appcelerator – một công cụ đã quá quen thuộc với giới lập trình, bạn có thể viết code trong HTML5 và chuyển đổi sang các nền tảng khác nhau một cách dễ dàng.

Đây chính là lợi thế về sự linh hoạt trong lập trình. Với lợi thế này, bạn vừa có thể tối ưu nguồn lực sẵn có và cũng có thể tận dụng chúng cho việc khai thác nâng cao để tạo ra các phần mềm cao cấp hơn!

Tạo ra và duy trì sự đồng bộ hoá

Và một lợi thế khác của lập trình đa nền tảng chính là khả năng đồng bộ hoá “cực đỉnh”. Thay vì phải cập nhật dữ liệu và đồng bộ thủ công giữa ứng dụng của các nền tảng khác nhau thì giờ đây bạn có thể ngay lập tức đồng bộ hoá dữ liệu trên tất cả các nền tảng.

Thật tuyệt vời phải không nào? Việc này sẽ giúp tạo ra một mạng lưới thông tin đồng nhất, thuận tiện cho lập trình viên trong quá trình sửa chữa/ nâng cấp/ quản lý phần mềm và cũng mang lại cho người dùng trải nghiệm hoàn hảo hơn.

Nhược điểm

Có ưu điểm thì tất nhiên phải có nhược điểm! Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người và các phần mềm đa nền tảng cũng vậy. Chúng được “sinh ra” với mục đích tương thích với một lượng lớn đối tượng người dùng. Bởi thế việc phát sinh một số hạn chế là không thể tránh khỏi.

Ưu nhược điểm của lập trình ứng dụng đa nền tảng

Hạn chế về sự linh hoạt

Trước hết, một ứng dụng đa nền tảng chắc chắn sẽ bị hạn chế về sự linh hoạt hơn so với các ứng dụng phục vụ cho một nền tảng nhất định. Mỗi nền tảng sẽ có đặc điểm, yêu cầu, phương thức hoạt động, cách hiển thị và nhu cầu người dùng khác nhau. Những yếu tố này sẽ đặt ứng dụng đa nền tảng vào một phạm vi bất lợi nhất định.

Trong khi đó, yêu cầu của người dùng ngày càng khắt khe hơn, bởi thế bạn phải cân nhắc lựa chọn kỹ lưỡng giữa việc lập trình ứng dụng đa nền tảng hay thiết kế nhiều ứng dụng cho các nền tảng khác nhau.

Việc đảm bảo chất lượng gặp khó khăn

Việc thiết kế ra một ứng dụng hoạt động tốt được trên nhiều nền tảng đòi hỏi khả năng và công nghệ lập trình cao. Bởi thế bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng cho phần mềm. Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc trong quá trình lập trình là:

  • Giao diện người dùng khác nhau;
  • Khác biệt về công cụ và ngôn ngữ trong mỗi nền tảng API;
  • Tích hợp ứng dụng với thiết lập cục bộ giữa các nền tảng;
  • Tùy chọn lưu trữ;
  • Xử lý yêu cầu từ các bên liên quan…

Tất nhiên bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Unity, Ramp, PhoneGap, Grapple, Open Plug, Rhomobile, Titanium… để lập trình thuận tiện hơn. Tuy nhiên hãy cân nhắc kỹ mục tiêu và tính năng của ứng dụng trước khi quyết định có sử dụng phương pháp lập trình đa nền tảng hay không bạn nhé. Chúc bạn thành công!

8 Công cụ đa nền tảng phổ biến

Đa nền tảng là một framework mà qua đó một ứng dụng di động có thể chạy trên nhiều nền tảng như Android, iOS và Windows. Các nhà phát triển chỉ cần viết mã một lần và có thể chạy nó ở bất kỳ đâu cho bất kỳ nền tảng nào họ muốn. Một số lợi ích khác của việc sử dụng các franework đa nền tảng để phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động bao gồm:

  • Khả năng tái sử dụng mã
  • Tích hợp đám mây
  • Hiệu quả về chi phí
  • Lưu trữ dễ dàng
  • Ít rào cản kỹ thuật hơn

Hãy xem 8 công cụ đa nền tảng phổ biến sau để phát triển ứng dụng để tạo nên thành công cho dự án tiếp theo của bạn:

1. Xamarin
Các ứng dụng được phát triển bằng cách sử dụng framework này được xây dựng bằng C # – cơ sở mã chia sẻ. Công cụ này được sử dụng để thiết kế ứng dụng cho nhiều nền tảng.

Framework này hơi tốn kém đối với các doanh nghiệp vì họ cần mua giấy phép cho studio trực quan của Microsoft. Công cụ này được phát hành bởi Microsoft, vì vậy nếu nhà phát triển thành thạo với các công cụ của Microsoft thì việc sử dụng framework này để phát triển ứng dụng di động sẽ là một nhiệm vụ rất dễ dàng.

2. PhoneGap
PhoneGap, một công cụ phát triển đa nền tảng đã được Adobe tung ra để xây dựng các ứng dụng dành cho thiết bị di động được hỗ trợ bởi công nghệ web mở. Nó sử dụng các ngôn ngữ như HTML5, CSS và Javascript để phát triển ứng dụng.

Framework cũng cung cấp quyền truy cập vào các công cụ của bên thứ ba và cung cấp một số lượng lớn các plugin. Framework này cũng hỗ trợ các tính năng có sẵn của điện thoại di động như máy ảnh, danh bạ và nhật ký cuộc gọi.

3. React Native
Một framework đa nền tảng khác cung cấp cùng một mã để phát triển ứng dụng di động cho bất kỳ nền tảng nào là React Native. Quá trình phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động trên nền tảng này thực sự nhanh chóng và doanh nghiệp có thể khởi chạy ứng dụng của mình trên cả hai nền tảng mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

Framework tương thích với các plugin của bên thứ 3 và sử dụng rất ít dung lượng trong bộ nhớ. Một số thương hiệu lâu đời đã sử dụng Framework này để phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động của họ; chúng bao gồm Walmart, Uber và Skype. Nó cũng là sự lựa chọn ưu tiên nhất cho một công ty mới thành lập hoặc các doanh nghiệp quy mô nhỏ vì nó cũng có thể hoạt động trong điều kiện ngân sách eo hẹp.

4. Flutter
Flutter là một frameword ứng dụng đa nền tảng của Google. Các doanh nghiệp có thể nhận được hai ứng dụng di động có thể chạy trên nền tảng Android và iOS mà không cần đầu tư thêm tiền và thời gian sử dụng công cụ này.

Các nhà thiết kế không phải cập nhật nội dung giao diện người dùng theo cách thủ công vì nó là một framework phản ứng. Nó cũng có một tính năng độc đáo là tải lại nóng cho phép các nhà phát triển kiểm tra bất kỳ thay đổi nhỏ nào được thực hiện trong mã.

5. Ionic
Ionic là một framework đa nền tảng mã nguồn mở để phát triển ứng dụng di động kết hợp. Framework cho phép người dùng chọn bất kỳ khung giao diện người dùng nào như React và Angular.

Nó giúp các nhà thiết kế tạo giao diện người dùng hấp dẫn và thêm một số tính năng thân thiện với người dùng vào ứng dụng. Các nhà phát triển nên có kiến ​​thức phù hợp về Angular JS nếu họ muốn xây dựng một ứng dụng di động bằng cách sử dụng framework này. Một số tổ chức đã sử dụng khuôn khổ này để xây dựng ứng dụng là IBM, SAP và NASA.

6. Sencha Touch
Sencha Touch cho phép các ứng dụng chạy nhất quán trên các trình duyệt và ứng dụng dành cho thiết bị di động. Một nhóm sử dụng framework này có thể ngồi ở bất cứ đâu và làm việc với sự trợ giúp của các yếu tố được tạo sẵn. Nó đã được hợp nhất với ext JS. để xây dựng các ứng dụng web sử dụng nhiều dữ liệu.

7. Native Script
Native Script là một framework đa nền tảng miễn phí để phát triển các ứng dụng di động cho các nền tảng Android và iOS. Các ứng dụng dành cho thiết bị di động được tạo bằng JavaScript. Sử dụng framework này, các nhà phát triển có thể tùy chỉnh giao diện người dùng cho các thiết bị cụ thể. Framework cung cấp cho các nhà phát triển các plugin cho tất cả các loại giải pháp.

8. Appcelerator Titanium
Appcelerator là một công cụ phát triển ứng dụng đa nền tảng cho phép tạo các ứng dụng di động gốc cho các nền tảng như Android, iOS và Windows. Nó cung cấp nhiều công cụ cho các nhà phát triển để có quá trình phát triển ứng dụng nhanh chóng. Sử dụng ứng dụng này, các nhà phát triển có thể xây dựng một ứng dụng dành cho thiết bị di động trong thời gian ngắn hơn và ít nỗ lực hơn.

Câu hỏi thường gặp

Phát triển di động đa nền tảng là gì?

Phát triển di động đa nền tảng là việc tạo ra các ứng dụng phần mềm tương thích với nhiều hệ điều hành di động. Ban đầu, sự phức tạp của việc phát triển các ứng dụng dành cho thiết bị di động là do khó khăn trong việc xây dựng một chương trình phụ trợ hoạt động trên nhiều nền tảng. Mặc dù tốn thời gian và tốn kém, nhưng việc xây dựng các ứng dụng gốc cho mỗi hệ điều hành di động (OS) thường dễ dàng hơn. Vấn đề là mã được xây dựng cho một hệ điều hành không thể được sử dụng lại cho một hệ điều hành khác.

Ngày nay, các lập trình viên dễ dàng phát triển các ứng dụng đa nền tảng hơn nhờ vào các ngôn ngữ lập trình đa nền tảng.

Python có phải là ngôn ngữ đa nền tảng không?

Python là một ngôn ngữ đa nền tảng: một chương trình Python được viết trên máy tính Macintosh sẽ chạy trên hệ thống Linux và ngược lại.

Ngôn ngữ đa nền tảng là gì?

Khả năng của một ngôn ngữ lập trình cho phép các lập trình viên phát triển phần mềm cho một số nền tảng cạnh tranh bằng cách viết một chương trình chỉ một lần. Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ đa nền tảng có thể chạy trên hầu hết hoặc tất cả các hệ thống với ít hoặc không cần sửa đổi.