Fintech là gì? Fintech tác động đến ngành tài chính như thế nào?
Việc bùng nổ công nghệ thông tin đã ảnh hưởng tới tất cả các ngành nghề lĩnh vực, trong đó có tài chính ngân hàng. Fintech chính là thành quả lớn nhất của việc ứng dụng công nghệ vào các nghiệp vụ giao dịch tài chính, phát triển thanh toán điện tử và phát triển ngân hàng số. Vậy Fintech là gì? Fintech ở Việt Nam tác động đến ngành tài chính như thế nào? Hãy cùng BMD Solutions tìm hiểu!
Tổng quan Fintech là gì
Fintech là gì? Đó là viết tắt của từ Financial Technology (công nghệ tài chính) – một trong những thuật ngữ đang được quan tâm nhất hiện nay. Theo Wikipedia, Fintech được định nghĩa là: “ngành công nghiệp tài chính mới áp dụng công nghệ để cải thiện hoạt động tài chính.”

Như vậy, có thể hiểu FinTech là các ứng dụng mới, quy trình, sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính bao gồm nhiều công nghệ khác nhau, nhưng mục tiêu chính là thay đổi cách người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp cận tài chính của họ và cạnh tranh với các dịch vụ tài chính truyền thống.
Các sản phẩm của Fintech được chia làm 2 loại chính là:
- Nhóm sản phẩm phục vụ người tiêu dùng: bao gồm các công cụ kỹ thuật số được tạo nên nhằm hỗ trợ các cá nhân vay mượn, quản lý tài chính, trợ vốn,…
- Nhóm sản phẩm công nghệ back-office: chính là nhóm sản phẩm nền tảng có vai trò hỗ trợ cho các định chế tài chính và công ty Fintech.
Về cơ bản, Fintech hiện đang cung cấp hầu như toàn bộ dịch vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ riêng tài chính ngân hàng. Một số dịch vụ thông thường bạn có thể thấy chính là cho vay, thanh toán, chuyển tiền, gọi vốn cộng đồng, tư vấn tài chính cá nhân, tiền tệ số, quản trị dữ liệu,…
Có thể thấy các doanh nghiệp Fintech đã tận dụng sức mạnh của công nghệ hiện đại để tạo ra sự đột phá trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng, mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng.
Công ty Fintech là gì?
Vậy theo bạn, công ty Fintech là gì? Liệu đó có phải là các công ty ứng dụng công nghệ vào tài chính thương mại?
Không, khái niệm công ty Fintech thực ra rất rộng, nhưng bạn có thể hiểu rằng công ty Fintech tích hợp các công nghệ khác nhau vào các lĩnh vực tài chính với mục đích cải thiện độ bảo mật, hiệu quả và tăng năng suất

Các dịch vụ này bao gồm các giao dịch tài chính truyền thống như tiết kiệm, đầu tư và xử lý khoản vay. Nhưng nó cũng bao gồm các công nghệ tài chính mang tính cách mạng như blockchain và tiền điện tử.
Hiện nay trên thị trường, công ty fintech được chia thành 2 nhóm dựa theo đối tượng người dùng. Nếu như Fintech được chia làm 2 loại thì các công ty Fintech cũng được phân loại tương tự như thế:
- Nhóm công ty phục vụ người tiêu dùng: Nhóm này có vai trò chính là cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân tiết kiệm, đầu tư, xử lý khoản vay
- Nhóm các công ty “back-office”: Chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính trên thị trường.
Ngành Fintech tại Việt Nam phát triển như thế nào?

Sự phát triển công nghệ nhanh chóng đang dần thay thế những phương thức truyền thống khác. Và Fintech cũng đang trở thành xu hướng với sự phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, góp phần thay đổi bộ mặt của ngành tài chính trên thế giới. Tính riêng tại Việt Nam, những con số sau thực sự cho thấy sự dịch chuyển vượt bậc của lĩnh vực này:
- 118 công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ – tăng gấp 3 lần so với năm 2017;
- 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến cũng như giải pháp kỹ thuật số;
- Tính đến tháng 10/2020, nước ta cấp phép cho 39 công ty cung cấp dịch vụ phi ngân hàng, với 5 ví điện tử lớn nhất là Payoo, Moca, Zalo Pay, MoMo và ViettelPay. Tính đến năm 2019, có 4,2 triệu người dùng ví điện tử trên tổng số 100 triệu dân, và con số này còn tiếp tục gia tăng.
Mặc dù vẫn còn non trẻ nhưng có thể thấy ngành Fintech tại Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển vượt bậc trong tương lai.
Các công ty Fintech tại Việt Nam
Nếu bạn vẫn chưa hình dung rõ các công ty Fintech là gì thì hãy nhìn vào hoạt động của các công ty nổi tiếng dưới đây.
Momo, thanh toán Bảo kim, Zalo Pay, 123Pay, Airpay, các phần mềm quản lý dữ liệu tài chính cá nhân (OnePay, BankGo, MoneyLover) chính là những cái tên “sáng giá” trong hơn 100 công ty Fintech ở Việt Nam.
Hầu hết các công ty lớn đều hoạt động bằng việc cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính. Còn lại một số công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác như gọi vốn, Blockchain, quản lý tài chính cá nhân, cho vay ngân hàng, bảo hiểm,…
BMD Solutions LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG THEO YÊU CẦU
Công ty chúng tôi chuyên thiết kế app, lập trình ứng dụng theo yêu cầu dành cho các doanh nghiệp. Các lĩnh vực thiết kế chủ yếu gồm: ứng dụng đặt lịch hẹn, ứng dụng giao hàng, ứng dụng giao đồ ăn, ứng dụng gọi xe, ứng dụng bán hàng,…Hãy tham khảo dịch vụ Thiết Kế App của BMD Solutions.
Fintech tác động đến ngành tài chính như thế nào?
Vậy cụ thể thì vai trò của Fintech là gì? Nó tác động đến ngành tài chính như thế nào? Dựa theo một số cung cấp trên, BMD Solutions tin rằng bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về những tác động của Fintech đến mọi mặt đời sống hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ mang tới cho người dùng thay đổi lớn trong việc tiêu dùng đồng thời cũng khiến các ngân hàng đẩy mạnh phát triển kỹ thuật số thay vì các phương pháp truyền thống khác.

Chính những điều này đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, với hàng loạt ưu điểm như sau thì Fintech đã góp phần dịch chuyển ngành tài chính, mang tới cơ hội mới cho các startup phát triển – điều mà các đế chế tài chính cũ không làm được:
- Giúp doanh nghiệp phân tích hành vi khách hàng;
- Thay đổi kênh phân phối sản phẩm và đa dạng hóa dịch vụ;
- Ứng dụng công nghệ giúp các sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng hơn;
- Cắt giảm nhân lực làm giảm chi phí cho doanh nghiệp;
- Cắt giảm rủi ro do sai sót trong quá trình vận hành;
- Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, giảm giá sản phẩm, từ đó đẩy mạnh doanh thu.
Vai trò và tiềm năng của Fintech trong thời đại công nghệ 4.0
Ai cũng biết rằng Việt Nam là đất nước tiềm năng phát triển. Nhưng cụ thể tiềm năng của ngành Fintech là gì?

Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển, đổi mới và hội nhập toàn cầu. Chúng ta sở hữu nguồn nhân lực dồi dào cùng khả năng học hỏi – nắm bắt xu thế nhanh. Chính bởi vậy nên các công ty Fintech ở Việt Nam được thị trường quốc tế khá ưu ái, tạo cơ hội phát triển. Thực tế là trong thời đại 4.0, các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn như FPT, VNPT, Viettel cũng đang đổ số vốn đầu tư lớn cho các công ty Fintech ở Việt Nam khởi nghiệp.
Dự đoán 2021 sẽ là năm bùng nổ của lĩnh vực này, giá trị giao dịch của thị trường Fintech Việt Nam có thể lên tới hàng chục tỷ USD và tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.
Hiện tại Fintech vẫn đang làm rất tốt các vai trò của mình như: số hoá hệ thống, thay đổi thị trường lao động và thay đổi phương thức hoạt động của các kênh phân phối dịch vụ tài chính,…
Những rủi ro tiềm ẩn của Fintech
Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng thế, đi cùng với những cơ hội phát triển trong lĩnh vực công nghệ tài chính thì tại Việt Nam, Fintech vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức:
- Thách thức lớn nhất có lẽ đến từ cơ sở hạ tầng. Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn chưa thực sự vững mạnh, điều này mang tới khá nhiều khó khăn cho việc phát triển lâu dài;
- Tiếp đó là hành lang pháp lý đối với các sản phẩm công nghệ mới còn chưa thực sự chặt chẽ, đầy đủ. Có thể dễ dàng thấy rằng với sự phát triển chóng mặt của thị trường Fintech như hiện nay thì vấn đề pháp lý còn tồn tại quá nhiều lỗ hổng, gây nhũng nhiễu thị trường.
- Và đặc biệt là vấn đề bảo mật còn chưa cao. Vấn đề này đến từ cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thì chưa đủ cơ sở để đáp ứng phát triển bảo mật cấp cao, còn người dùng thì còn hạn chế trong việc bảo mật thông tin cá nhân gây ảnh hưởng đến sự vận hành của toàn bộ hệ thống. Chắc chắn rằng vấn đề bảo mật cần phải làm chặt hơn nữa nếu Fintech muốn “bùng nổ” trong thời gian tới!
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất giúp bạn hiểu hơn về Fintech là gì cũng như cách nó hoạt động tại thị trường Việt Nam. Nếu bạn có vấn đề cần tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này cũng như tham khảo các sản phẩm công nghệ ứng dụng tài chính thì hãy để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với BMD Solutions để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá trực tiếp:
Website: https://bmdsolutions.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/BMDSolution
Hotline: 0357 415 495
Email: info@bmdsolutions.vn
Địa chỉ: 51 Thép Mới, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Có thể bạn quan tâm: