Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và thành lập công ty
Thống kê cho thấy rất nhiều start-up tại Việt Nam lựa chọn dịch vụ Logistics để khởi nghiệp. Mong ước “hái ra tiền” nhờ Logistics không phải không có cơ sở. Nó đang cho thấy sự phù hợp với thị trường trong bối cảnh mới. Tìm hiểu về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ là điều rất cần thiết để bạn khởi nghiệp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của BMD để biết thêm chi tiết nhé!
Dịch vụ Logistics là gì?
Ngày nay, thế giới đang chứng kiến sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin. Cùng với đó, hạ tầng giao thông đều đang được đồng bộ, nâng cấp. Nền kinh tế xuyên biên giới dựa trên sự hợp tác giữa các quốc gia đang được ủng hộ. Điều đó làm phát sinh nhu cầu cung ứng hàng hóa một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng. Tiền đề ấy đã cho ra đời một loại hình dịch vụ ưu việt: Logistics.

Khái niệm dịch vụ Logistics
Logistics là một thuật ngữ có nội hàm khá rộng. Tương tự như từ “marketing”, nó rất khó để có một bản dịch sát nghĩa sang tiếng Việt. Hiểu một cách đơn giản, Logistics là một quy trình cụ thể nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Phạm vi của nó có tính bao quát cao, đi từ khâu nhập nguyên liệu, quá trình sản xuất, các bước kiểm định chất lượng cho tới việc phân phối ra thị trường.
Theo điều 233 Luật thương mại 2005 quy định:

Như vậy, chỉ cần thương nhân thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong danh sách kể trên, thì đã là thực hiện dịch vụ Logistics. Logistics không chỉ thúc đẩy quá trình lưu thông trong nước; mà còn là cầu nối quan trọng đối với ngành xuất nhập khẩu hàng hóa.
Đặc điểm của dịch vụ Logistics
Từ năm 2005 Luật thương mại đã có những quy định nhằm điều phối và quản lý dịch vụ Logistics. Có thể nhận thấy các đặc điểm chính của Logistics là:
- Do thương nhân thực hiện (phải đăng ký kinh doanh, đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành theo quy định);
- Là dịch vụ có tính hoàn thiện cao nhất (bao trùm cả một dây chuyền cung ứng vận tải ở tất cả các khâu);
- Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế thị trường;
- Được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, thể hiện vào trong hợp đồng Logistics.
Đọc thêm:
Quy trình logistics & Giải pháp cải thiện năng suất làm việc
Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics
Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics là điều cơ bản đầu tiên cần nắm khi bạn muốn khởi nghiệp. Cơ sở pháp lý của nó là Luật thương mại 2005 và Nghị định 163/2017/NĐ-CP năm 2017. Theo khoản 1 và khoản 2 điều 4 của Nghị định quy định:

Như vậy, có thể tóm gọn các điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics một cách dễ hiểu như sau:
- Thứ nhất, phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền;
- Thứ hai, phải kinh doanh một trong các dịch vụ được quy định tại điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP;
- Thứ ba, phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ được lựa chọn;
- Thứ tư, thương nhân phải tuân thủ thêm các quy định về thương mại điện tử nếu họ thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, thì phải tuân thủ thêm các quy định về thương mại điện tử.
Điều kiện thành lập công ty Logistics

Để thành lập công ty Logistics, cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thứ nhất, doanh nghiệp phải được trang bị đầy đủ về mặt thiết bị và nhân công. Đồng thời có giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ Logistics hợp lệ;
- Thứ hai, đối với các trường hợp đăng ký lĩnh vực liên quan đến vận tải hàng hóa thì doanh nghiệp phải có giấy phép hoạt động. Chúng được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực đó;
- Thứ ba, nếu là chủ đầu tư nước ngoài đầu tư cho việc thành lập doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam thì cần góp vốn đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật thương mại, các văn bản pháp luật có liên quan.
Đọc thêm:
Công ty thiết kế phần mềm logistics theo yêu cầu
Nếu đã đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và điều kiện thành lập công ty Logistics, bạn có thể tiến hành theo các bước sau để hoàn tất quá trình thành lập:
Bước 1: Trước khi thành lập công ty
Trong bước này, việc cơ bản nhất là lựa chọn tên cho công ty. Có thể lựa chọn giữa các loại hình là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh,… Đồng thời quyết định địa chỉ, các thông tin liên lạc cần thiết và chuẩn bị vốn theo quy định.
Bước 2: Trong quá trình đăng ký mở doanh nghiệp Logistics.
Bạn làm hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư và nộp cho Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Tiếp đến là làm hồ sơ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty Logistics.
Bước 3: Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty Logistics
Bạn tiến hành công khai các thông tin tại Cổng thông tin quốc gia. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính và tiến hành hoạt động kinh doanh.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất xoay quanh các điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn nhiều kiến thức mới mẻ và bổ ích. Hãy liên hệ với BMD Solutions để thiết kế phần mềm quản lý logistics!
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá trực tiếp:
Website: https://bmdsolutions.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/BMDSolution
Hotline: 0357 415 495
Email: info@bmdsolutions.vn
Địa chỉ: 51 Thép Mới, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM