Chiến lược phát triển doanh nghiệp

Chiến lược phát triển doanh nghiệp hàng đầu

Sự phát triển của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp đó. Nó còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố ngoại tại. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, có rất nhiều sự cố phát sinh ngoài mong muốn. Một chiến lược phát triển doanh nghiệp bài bản, khoa học sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Hãy xem nhé!

Tại sao bạn cần một chiến lược phát triển doanh nghiệp?

“Chiến lược” là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự. Nó được hiểu là các chương trình, kế hoạch hành động. Từ đó giúp con người đạt được mục tiêu cụ thể nào đó mà họ hướng tới. Càng là các mục tiêu lâu dài, mất nhiều thời gian thì chiến lược càng phải chi tiết, cụ thể.

Lợi ích khi lập chiến lược phát triển doanh nghiệp
Mục tiêu cuối cùng của chiện lược chính là phát triển doanh doanh nghiệp

Trong phát triển doanh nghiệp, chiến lược đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp thường phân chia chiến lược theo tuần, theo tháng, quý, năm,… tùy vào tiến trình làm việc. Chiến lược phát triển doanh nghiệp mang tới nhiều lợi ích như:

  • Giúp công ty tính toán được kế hoạch và dự trù các tình huống có thể xảy ra tiếp theo;
  • Nắm bắt xu hướng thị trường và hành vi của khách hàng để có sự điều phối phù hợp;
  • Hoạch định các phương hướng kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất;
  • Lên kế hoạch cho các hoạt động Marketing để nâng cao tầm ảnh hưởng của thương hiệu;
  • Có sự phân công nhân sự hài hòa, khai thác tối đa lợi thế nguồn lực;
  • Điều tiết tài chính hợp lý hơn, tránh lãng phí không cần thiết;
  • Dự trù các rủi ro có thể xảy ra và lên phương án đề phòng.

Các chiến lược phát triển doanh nghiệp hàng đầu

Trên thực tế không phải chiến lược nào cũng phát huy 100% tác dụng của nó. Bản chiến lược càng khoa học, tỉ mỉ và bám sát tình hình doanh nghiệp thì càng tốt. Chúng tôi xin gợi ý một số chiến lược hay đã được nhiều đơn vị áp dụng thành công như:

Chiến lược tận dụng lợi điểm bán hàng độc nhất

Chiến lược này sẽ đánh vào tâm lý khách hàng. Hãy tạo cho họ suy nghĩ rằng chỉ có doanh nghiệp của bạn mới cung cấp được mặt hàng/dịch vụ đó theo một cách thức đặc biệt. Ba loại chính trong chiến lược này là giá bán, sản phẩm và dịch vụ.

Chiến lược hiện diện online

Hãy tận dụng lợi thế phát triển của mạng xã hội để tiếp cận khách hàng. Việc này có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí marketing mà vẫn đạt hiệu quả cao. Ba yếu tố bạn cần quan tâm nhất khi thực hiện chiến lược này là Content marketing, SEO web và các trang mạng xã hội khác như Facebook, Zalo, Instagram,…

Hiện hiện sản phẩm - Chiến lược phát triển doanh nghiệp
Sự hiện diện sản phẩm của doanh nghiệp trên các website giúp quảng bá thương hiệu doanh nghiệp

Chiến lược đa dạng danh mục dịch vụ, sản phẩm

Người dùng thường có tâm lý rất ngại khi phải mua hàng từ nhiều nhà bán. Việc đó mất thời gian, công sức và mất thêm cả phí vận chuyển cho họ. Vì vậy, nếu có thể hãy đa dạng hóa mặt hàng của mình. Hãy thêm các sản phẩm có liên quan tới mặt hàng chính của bạn để người dùng tiện hơn trong việc “thêm vào giỏ hàng”.

Chiến lược thích nghi với thời đại

Qua kỳ dịch Covid-19 chắc hẳn nhiều doanh nghiệp đã có cho mình những bài học đắt giá. “Thay đổi hoặc chết”, đó chính là thách thức mà biến động thời đại đặt ra cho bạn. Hãy chuẩn bị mọi phương án để biến khó khăn trở thành cơ hội.

Đọc thêm:

“Bí quyết” quản lý nhân viên giao hàng đạt hiệu quả cao

Cách lập chiến lược phát triển doanh nghiệp

Bên cạnh việc tham khảo những chiến lược quen thuộc, bạn cũng hãy đề ra những giải pháp phát triển doanh nghiệp phù hợp với đặc thù riêng của mình. Để làm được điều đó, bạn cần chú ý tới 4 bước sau:

  • Thứ nhất, xác định mục tiêu của công ty. Đó cũng có thể là mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn. Nhưng nó phải bao quát mọi vấn đề cốt lõi như doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.
  • Thứ hai, đánh giá thực tế tình hình. Bạn hãy đánh giá môi trường kinh doanh của mình đang có thuận lợi và khó khăn gì? Sự phát triển của nó tại Việt Nam ra sao? Và nội lực doanh nghiệp có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Vị trí của doanh nghiệp so với mặt bằng chung đã thực sự cao hay chưa?
  • Thứ ba, đưa ra chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp. Trong quá trình này, người lãnh đạo có thể tham khảo ý kiến của các trưởng phòng, ban. Đồng thời tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đóng góp của toàn bộ nhân lực trong doanh nghiệp. Việc này giúp bảng chiến lược chi tiết, cụ thể và có tầm bao quát hơn.
  • Thứ tư, giám sát và thực hiện chiến lược. Nếu phát hiện ra điểm bất hợp lý trong khi thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp thì nên có sự điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp của bạn?

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp gồm có yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong và yếu tố ngành nghề kinh doanh.

Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

  • Môi trường tự nhiên (gồm đất, nước, khí hậu, vị trí địa lý,…). Đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến các mặt hàng nông – lâm – thủy sản thì môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển.
  • Nhân khẩu học: quy mô dân số, tuổi tác hay giới tính của dân cư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở quyết định tới nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp đó.
  • Môi trường kinh tế, chính trị và pháp lý: đây là yếu tố mang tầm vĩ mô và có tác động sâu sắc tới sự phát triển doanh nghiệp.

Yếu tố bên trong

  • Nguồn vốn và nhân lực: Doanh nghiệp cần xác định số vốn đầu tư thế nào là hợp pháp và hợp lý. Đồng thời phát triển nhân lực để đóng góp cho công ty.
  • Hoạt động marketing: giúp đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.
Chiến lược phát triển doanh nghiệp - Marketing

Yếu tố ngành nghề

  • Đối thủ cạnh tranh: Càng lĩnh vực ít cạnh tranh thì doanh nghiệp càng thuận lợi trong việc chiếm thị phần.
  • Thị trường: Quyết định tốc độ tiêu thụ và xoay vòng vốn của doanh nghiệp. Thị trường càng tiềm năng thì doanh nghiệp càng có tốc độ phát triển nhanh.

Ứng dụng mobile giúp phát triển doanh nghiệp như thế nào?

Phát triển thương hiệu với app mobile
Nâng tầm thương hiệu với app mobile

Tận dụng công nghệ thông tin là một giải pháp phát triển doanh nghiệp hiệu quả. Bạn có thể thấy hầu hết các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Tiki, Sendo, Viettel Post,… đều có app mobile cho riêng mình. Nó mang tới những lợi ích như:

  • Tăng cường kết nối với khách hàng và kích thích mua hàng/sử dụng dịch vụ;
  • Là kênh marketing trực tiếp và hiệu quả;
  • Tạo dựng bản sắc và sự khác biệt với những doanh nghiệp khác;
  • Dễ dàng trong việc quản lý, theo dõi mức độ quan tâm của thị trường đối với các sản phẩm.

Nếu bạn bỏ qua app mobile trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, chắc chắn một điều bạn đã bị đối thủ bỏ lại phía sau. Để xây dựng ứng dụng mobile riêng cho mình, hãy liên hệ BMD thông qua website https://bmdsolutions.vn/ nhé. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách chi tiết và hiệu quả nhất!

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá trực tiếp: 

Facebook: https://www.facebook.com/BMDSolution

Hotline: 0357 415 495

Email: info@bmdsolutions.vn

Địa chỉ: 51 Thép Mới, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM